Nhân điều sau khi phân cấp hạng đúng chuẩn đủ khô (ẩm < 5%) được đóng vào thùng thiếc – bao bì chuẩn đã được thị trường chấp nhận trong nhiều thập kỷ. Mỗi thùng chứa 1 trọng lượng tịnh là 25lb (1lb = 0.4534kg), được hút chân không và nạp khí trơ CO2 rồi hàn kín lại. Hai thùng thiết đặt vào 1 thùng carton rồi xếp vào kho chờ xếp xuống tàu xuất khẩu.
Khảo sát những biến đổi lý hóa của nhân điều trong thời gian lưu kho ở điều kiện nhiệt độ phòng (16 – 30 độ C) và ở điều kiện nhiệt độ cao thường xuyên (37 độ C), S.Shivashankar, A.G. Mathew và C.P. Natarajan (1974) (hình 49 và 50) cho thấy ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 15 tháng lưu kho, độ ẩm có tăng chút ít 0.9 tới 1.5%, axit béo tự do (tính theo % axit oleic trên chất béo) là 0.49 tới 0.53% và trị số peroxit (tính theo miligam đương lượng/1000 gam chất béo) là 1.24 tới 1.6. Nhân điều không thấy có dấu hiệu ôi thiu dù độ ẩm có vượt mức 5%.
Những thay đổi độ ẩm, axit béo tự do và trị số pexoryt ở nhiệt độ phòng:
Hình 1 – Trị số perxoxyt meq/1000g chất béo | Hình 2 – Axit béo tự do (% axit oleic trên chất béo) | Hình 3 – Độ ẩm (%)
1. Mẫu đối chứng (nhân điều); 2. Nhân điều với khí CO2; 3. Nhân điều với BHA 0.02% trên hàm lượng chất béo (BHA: Butylated hydroxy anisole)
Ở điều kiện khắc nghiệt nhiệt độ cao thường xuyên 37 độ C sau 8 tháng lưu kho độ ẩm tăng 0.4 tới 0.5%, axit béo tự do là 0.21 tới 0.26% và trị số peroxit là 1.42 tới 2.7 nhân không thấy có dấu hiệu ôi thiu.
Những thay đổi độ ẩm, axit béo tự do và trị số peroxyt ở nhiệt độ 37 độ C:
Hình 1 – Trị số perxoxyt meq/1000g chất béo | Hình 2 – Axit béo tự do (% axit oleic trên chất béo) | Hình 3 – Độ ẩm (%)
1. Mẫu đối chứng (nhân điều); 2. Nhân điều với khí CO2; 3. Nhân điều với BHA 0.02% trên hàm lượng chất béo.
Từ những kết quả này cho thấy với nhân điều chất lượng tốt, khô (độ ẩm < 5%) lưu kho ở nhiệt độ phòng, thời gian trên 1 năm, chất lượng không bị hư hỏng ngay cả khi không có mặt khí CO2. Tuy nhiên trong đóng gói nhân điều sự có mặt khí CO2 là hết sức cần thiết không thể thiếu để ngăn ngừa sự phá hoại của côn trùng (bao gồm cả kiến) trong khi lưu kho và xếp hàng xuống tàu xuất khẩu hoặc (tuy rất hiếm) có trứng của côn trùng trong sản phẩm lúc đóng gói. Theo khảo sát của hãng Oltremare (Ý) khí CO2 nạp vào túi đựng nhân điều khi đóng gói sau 24 giờ đã bị diệt hết vi khuẩn và côn trùng, sau đó nước và các axit béo có trong thành phần của nhân điều sẽ hấp thụ tới 80% lượng khí CO2 này ngay trong 48 giờ đầu tiên sau khi đóng gói.
Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ sự có mặt các kim loại nặng như chì, calmium, thủy ngân, crôm hóa trị 6 trong bao bì chứa đựng thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, trực tiếp những kim loại này bám vào thực phẩm và gián tiếp khi những bao bì này thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí và đất (nếu đem chôn bao bì xuống đất) nên nhiều quốc gia đã quy định rất chặt chẽ mức hàm lượng của các kim loại nặng được phép có trong bao bì dùng để đóng gói thực phẩm. Chẳng hạn như Mỹ, nước nhập khẩu nhân điều nhiều nhất thế giới đã đưa ra quy định cụ thể mức được phép của tổng hàm lượng các kim loại nặng có trong bao bì đựng thực phẩm (kể cả nhân điều) như sau:
1. Sau ngày 1/1/1993 không vượt quá mức 0.06% trọng lượng của bao bì.
2. Sau ngày 1/1/1994 không vượt quá mức 0.025%.
3. Sau ngày 1/1/1995 không vượt quá mức 0.01%.
(Richard sulivan, President AFI, USA)
Trước yêu cầu mới này thùng thiếc có sử dụng thiếc hàn pha chì để đựng nhân điều không còn phù hợp, cần phải sử dụng bao bì làm bằng loại vật liệu khác – Ở Ấn Độ họ đã nghiên cứu sử dụng loại túi đựng nhân điều làm bằng giấy nhôm dày > 0.2mm gồm có 3 lớp; lớp ngoài cùng là giấy dùng để in nhãn mác, lớp giữa là lá nhôm mỏng và lớp trong cùng là nhựa polyetylen để dán kín lại khi ép nóng miệng túi. Loại túi này giữ được khí CO2 không bị thoát ra ngoài và sản phẩm giữ được an toàn trong 6 tháng. Mỗi túi sau khi đóng sản phẩm được đặt vào 1 thùng carton và 2 thùng carton được đặt vào 1 thùng gỗ nan thưa để ngăn ngừa va chạm cơ học làm bể vỡ nhân. Ngoài ra họ cũng đã nghiên cứu chế tạo thùng nhựa để đóng gói nhãn điều theo kiểu thùng thiếc truyền thống.
Hãng Oltremare (Ý) cũng đã giới thiệu và cung cấp cho các nhà chế biến điều túi đựng nhân điều làm bằng chất dẻo có cấu tạo 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp nhựa polyamid dày 50 micron, lớp giữa là lớp nhựa polyurethane dày 3 micron, và lớp trong cùng là lớp nhựa polyetylen với 5% E.V.A. dày 150 micron, bề dày tổng cộng của 3 lớp là 0.203mm. Túi có kích thước là 535 x 919 mm đóng gói được một trọng lượng tịnh nhân điều là 50 pounds. Khi đóng gói phải đảm bảo:
– Túi được hút chân không để có độ chân không là 20% (áp suất 20 Mbar).
– Sau đó nạp vào túi một hỗn hợp khí trơ gồm có khí CO2 20 – 30% và khí N2 70 – 80%.
+ Khí CO2 sẽ phát huy tác dụng chống khuẩn và côn trùng phá hoại ngay trong 48 giờ đầu tiên sau khi đóng gói rồi bị hấp thụ phần lớn bởi nhân.
+ Khí N2 không bị hấp thụ, khi trơ này có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hóa và các phản ứng hóa học khác đồng thời duy trì được áp suất bên trong túi chống lại được tác dụng của áp suất bên ngoài giữ cho nhân điều không bị đóng cục khi dùng bao bì làm bằng chất dẻo.
– Sau cùng dán miệng túi lại.
Mỗi túi đóng xong được đặt vào 1 thùng carton có kích thước 630 x 325 x 190 mm. Một container loại 20′ xếp được ít nhất là 700 thùng carton.
Nguồn: Phương pháp đóng gói sản phẩm nhân điều
Xem thêm: Cách chế biến rượu điều Fenni
Tiêu Chuẩn Về Hạt Điều Thô Nguyên Liệu
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Hạt Điều Nguyên Liệu
Các Đặc Trưng Chính Của Cardanol Thu Được Và Ứng Dụng CNSL
QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Một Số Bảng Tiêu Chuẩn Dành Cho Nhân Điều Sống
Trái Điều – Thành Phần Dinh Dưỡng Của Trái Điều
Quá trình phát triển của công nghệ hạt điều – Sản xuất bán thủ công Kẹo và mứt quả điều
Hạt điều Bình Phước – Đặc điểm
Cách thức đóng gói sản phẩm nhân điều
Trái điều đóng hộp Các ứng dụng của lá điều Hạt điều rang muối giá bao nhiêu? Giá hạt điều rang muối Pagacas Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 1