Chuyên mục
Uncategorized

Nguyên tắc phân loại nhân điều và Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều

Nhân điều sau khi đã lột sạch vỏ lụa, đủ khô (độ ẩm < 5%) không bị côn trùng phá hoại, không bị nấm mốc, không có mùi ôi thiu, không sót vỏ lụa và không lẫn các tạp chất từ bên ngoài vào, được phân ra các cấp hạng khác nhau theo quy định. Việc phân cấp hạng chính xác không chỉ để bảo vệ uy tín thương hiệu của nhà sản xuất mà còn rất có lợi về kinh tế vì thường bán được với giá cao hơn với sản phẩm cùng loại nhưng phân cấp hạng không chuẩn.

Nguyên tắc phân loại nhân điều

Người ta thường phân loại nhân điều theo màu sắc tự nhiên và mức độ bể vỡ của nhân.

Theo màu sắc, người ta thường phân điều thành 4 loại: (1) nhân trắng, (2) nhân hơi vàng, (3) nhân xém vàng thẫm, (4) nhân màu tối sẫm.

Theo mức độ bể vỡ của nhân, người ta phân ra:

– Nhân nguyên vẹn (whole) hoặc được xem là nguyên vẹn nếu bị bể không quá 1/8 kích thước của nhân.

– Nhân bể góc (butts) – nhân bể theo chiều ngang và các lá mầm vẫn còn dính vào nhau. Phần nhân còn lại phải nhỏ hơn 7/8 và lớn hơn 3/8 nhân nguyên.

– Nhân bể đôi (Splits) – nhân bể theo chiều dọc, lá mầm tách làm đôi theo đường tự nhiên còn nguyên vẹn hoặc bị bể không quá 1/8 kích thước.

– Mảnh vỡ lớn (Large pieces) – mảnh vỡ lớn không lọt qua sàng có lỗ đường kính 1/4 inch (1 inch = 2.54 cm).

– Mảnh vỡ nhỏ (Small pieces) – mảnh vụn không lọt qua sàng có đường kính 1/14 inch.

Với nhân nguyên vẹn còn được phân ra các kích cỡ khác nhau tùy theo số nhân có trong 1 đơn vị trọng lượng là 1 kg hoặc 1 pound (cân Anh = 0.4534 kg).

Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều

Nếu không có yêu cầu riêng của người mua, các nhà sản xuất nhân điều xuất khẩu phải phân cấp hạng nhân điều sản xuất ra theo đúng với những tiêu chuẩn về chất lượng đã được thị trường quốc tế quy định. Trường hợp người mua có yêu cầu khác việc phân cấp hạng sẽ theo tiêu chuẩn chất lượng được hai bên mua bán thỏa thuận. Chẳng hạn khách hàng Trung Quốc mua nhân điều Việt Nam ngoài các cấp hạng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế họ còn yêu cầu nhà sản xuất Việt Nam phân loại thêm một số cấp hạng khác như DW, TP, SK, DDW,… hoặc một vài khách hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ lại yêu cầu phân thêm ra cấp LBW theo chất lượng người mua quy định.

Phân cấp hạng nhân điều theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế quy định phải căn cứ vào bản “Cashew Kernels specification” ISO 6477-1988-02-01 do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành (International Organization for Standarization viết tắt là ISO). Bản quy cách này được hình thành dựa trên cơ sở của bản cấp hạng nhân điều của Ấn Độ (được áp dụng ở Ấn Độ và các nước châu Phi) và bản phân cấp hạng nhân điều của Braxin, là 2 nước có chế biến và xuất khẩu nhân điều nhiều nhất thế giới thời bấy giờ.

Ở Việt Nam phân cấp hạng nhân điều đầu tiên được xây dựng theo bản “TCVN 4850: 1998 nhân hạt điều”. Bản này về cơ bản cũng dựa vào ISO 6477-1988, chỉ có sự khác biệt ở phân cấp hạng nhân để mảnh lớn, mảnh nhỏ và mảnh vụn chỉ phân theo kích cỡ và để chung không phân riêng theo màu sắc của nhân. Ở vào thời điểm tới năm 1998 số lượng các loại nhân bể của Việt Nam xuất khẩu còn nhỏ bé, khách mua chủ yếu là Trung Quốc không đòi hỏi phân riêng theo màu sắc, phân cấp như vậy là hợp lý nhưng hiện nay xuất khẩu nhân bể mảnh lớn, mảnh nhỏ, mảnh vụn đã tăng lên nhiều, các khách hàng châu Âu, Bắc Mỹ đòi hỏi phải phân riêng theo màu sắc của nhân nên cần phải sớm chỉnh sửa cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để tạo được thuận lợi trong giao dịch quốc tế và nâng cao được hiệu quả kinh tế nhờ bán được giá cao hơn. Hiện nay, tiêu chuẩn đang được áp dụng mới nhất của Việt Nam là “TCVN 4850:2010 nhân hạt điều”.

Về chất lượng nhân điều xuất khẩu không chỉ nhà sản xuất (nước sản xuất) phải chăm lo vì đây là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự thành công của sản phẩm trên thương trường quốc tế mà ngay cả những nhà tiêu thụ (nước tiêu thụ) lớn nhân điều hàng năm, để giữ ổn định chất lượng nhân điều nhập về họ cũng đã xây dựng bản tiêu chuẩn chất lượng nhân điều dùng cho riêng họ. Chẳng hạn như nước Mỹ, nước tiêu thụ tới 30% khối lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới, đã có bản tiêu chuẩn chất lượng nhân điều nhập vào Mỹ áp dụng cho riêng họ.

Bản tiêu chuẩn “Specifications for cashew Kernels”  AFI nut & Agricultural products ban hành tháng 2 – 1990 bởi The Association of Food Industries inc. (viết tắt là AFI). Bản này sẽ được duyệt xét lại hàng năm để bổ sung và sửa đổi nếu cần thiết. Bản mới nhất hiện đang áp dụng là AFI 2016.

Căn cứ vào bản qui cách này cơ quan FDA (Federal  Drug Administration) của Mỹ sẽ kiểm tra và cấp phép cho nhân hạt điều nhập vào Mỹ. Về cơ bản, bản quy cách này cũng dựa trên cơ sở của ISO 6477-1988, có cụ thể hóa thêm những điều được phép và không được phép về chất lượng nhân điều khi nhập khẩu vào Mỹ. Chẳng hạn về độ khô của nhân ghi rõ độ ẩm là 3 – 5% trong khi ở ISO 6477-1988 chỉ quy định là < 5%. Về vỏ lụa có thể được sót trên bề mặt nhân cộng chung lại không được lớn hơn đường kính 2mm v.v…

Ngoài ra, còn có các bộ tiêu chuẩn theo vùng và khối kinh tế như bộ tiêu chuẩn chung về hạt điều của EU – UNECE, bộ tiêu chuẩn về hạt điều của khối Asean – ASEAN Standard 20:2011.

Hiện nay, tóm tắt lại về phân loại – phân cấp hạng hạt điều sẽ có 4 bản quy tắc đang được áp dụng phổ biến mà các doanh nghiệp cần chú ý:

– Thứ nhất, bảng tiêu chuẩn của Việt Nam về nhân điều: TCVN 4850:2010.

– Thứ hai, bảng tiêu chuẩn áp dụng cho hạt điều nhập khẩu vào Mỹ là AFI 2016.

– Thứ ba, bảng tiêu chuẩn áp dụng cho khối EU: UNECE 2013.

– Thứ tư, bảng tiêu chuẩn áp dụng cho khối Asean: ASEAN Standard 20:2011.

Nguồn: https://pagacas.com/phan-loai-hat-dieu-phan-loai-phan-cap-hang-san-pham-nhan-dieu-blo105

Xem thêm: Những phần chính yếu của ISO 6477-1988

Xem thêm:

QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Yêu cầu chung và Phân loại và chất lượng

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4850:2010 NHÂN HẠT ĐIỀU

Sự phân bố của cây điều ở Việt Nam

Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 2

Dầu hạt điều – Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng

Giấm trái điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Các quy định liên quan đến chất lượng

Nguyên tắc phân loại nhân điều và Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Quy định về dung sai, Yêu cầu về hình thức, Ký hiệu hoặc nhãn, Chất ô nhiễm, Vệ sinh, Phương pháp phân tích và lấy mẫu

TCVN 12380:2018 VỀ HẠT ĐIỀU THÔ

Dầu vỏ hạt điều là gì? Thành phần cấu tạo và chất lượng của dầu vỏ điều

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Phân Loại Kích Cỡ Và Xác Định

Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN 4850:1998) Về Nhân Hạt Điều

Đặc Điểm Của Lá Điều, Mùa Vụ Và Giá Trị Dinh Dưỡng

Mùa Vụ Của Cây Điều Ở Việt Nam

Chăm Sóc Cây Điều: Bón Phân

Chuyên mục
Uncategorized

Cách thức đóng gói sản phẩm nhân điều

Nhân điều sau khi phân cấp hạng đúng chuẩn đủ khô (ẩm < 5%) được đóng vào thùng thiếc – bao bì chuẩn đã được thị trường chấp nhận trong nhiều thập kỷ. Mỗi thùng chứa 1 trọng lượng tịnh là 25lb (1lb = 0.4534kg), được hút chân không và nạp khí trơ CO2 rồi hàn kín lại. Hai thùng thiết đặt vào 1 thùng carton rồi xếp vào kho chờ xếp xuống tàu xuất khẩu.

Khảo sát những biến đổi lý hóa của nhân điều trong thời gian lưu kho ở điều kiện nhiệt độ phòng (16 – 30 độ C) và ở điều kiện nhiệt độ cao thường xuyên (37 độ C), S.Shivashankar, A.G. Mathew và C.P. Natarajan (1974) (hình 49 và 50) cho thấy ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 15 tháng lưu kho, độ ẩm có tăng chút ít 0.9 tới 1.5%, axit béo tự do (tính theo % axit oleic trên chất béo) là 0.49 tới 0.53% và trị số peroxit (tính theo miligam đương lượng/1000 gam chất béo) là 1.24 tới 1.6. Nhân điều không thấy có dấu hiệu ôi thiu dù độ ẩm có vượt mức 5%.

Những thay đổi độ ẩm, axit béo tự do và trị số pexoryt ở nhiệt độ phòng:

Hình 1 – Trị số perxoxyt meq/1000g chất béo | Hình 2 – Axit béo tự do (% axit oleic trên chất béo) | Hình 3 – Độ ẩm (%)

1. Mẫu đối chứng (nhân điều); 2. Nhân điều với khí CO2; 3. Nhân điều với BHA 0.02% trên hàm lượng chất béo (BHA: Butylated hydroxy anisole)

Ở điều kiện khắc nghiệt nhiệt độ cao thường xuyên 37 độ C sau 8 tháng lưu kho độ ẩm tăng 0.4 tới 0.5%, axit béo tự do là 0.21 tới 0.26% và trị số peroxit là 1.42 tới 2.7 nhân không thấy có dấu hiệu ôi thiu.

Những thay đổi độ ẩm, axit béo tự do và trị số peroxyt ở nhiệt độ 37 độ C:

Hình 1 – Trị số perxoxyt meq/1000g chất béo | Hình 2 – Axit béo tự do (% axit oleic trên chất béo) | Hình 3 – Độ ẩm (%)

1. Mẫu đối chứng (nhân điều); 2. Nhân điều với khí CO2; 3. Nhân điều với BHA 0.02% trên hàm lượng chất béo.

Từ những kết quả này cho thấy với nhân điều chất lượng tốt, khô (độ ẩm < 5%) lưu kho ở nhiệt độ phòng, thời gian trên 1 năm, chất lượng không bị hư hỏng ngay cả khi không có mặt khí CO2. Tuy nhiên trong đóng gói nhân điều sự có mặt khí CO2 là hết sức cần thiết không thể thiếu để ngăn ngừa sự phá hoại của côn trùng (bao gồm cả kiến) trong khi lưu kho và xếp hàng xuống tàu xuất khẩu hoặc (tuy rất hiếm) có trứng của côn trùng trong sản phẩm lúc đóng gói. Theo khảo sát của hãng Oltremare (Ý) khí CO2 nạp vào túi đựng nhân điều khi đóng gói sau 24 giờ đã bị diệt hết vi khuẩn và côn trùng, sau đó nước và các axit béo có trong thành phần của nhân điều sẽ hấp thụ tới 80% lượng khí CO2 này ngay trong 48 giờ đầu tiên sau khi đóng gói.

Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ sự có mặt các kim loại nặng như chì, calmium, thủy ngân, crôm hóa trị 6 trong bao bì chứa đựng thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, trực tiếp những kim loại này bám vào thực  phẩm và gián tiếp khi những bao bì này thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí và đất (nếu đem chôn bao bì xuống đất) nên nhiều quốc gia đã quy định rất chặt chẽ mức hàm lượng của các kim loại nặng được phép có trong bao bì dùng để đóng gói thực phẩm. Chẳng hạn như Mỹ, nước nhập khẩu nhân điều nhiều nhất thế giới đã đưa ra quy định cụ thể mức được phép của tổng hàm lượng các kim loại nặng có trong bao bì đựng thực phẩm (kể cả nhân điều) như sau:

1. Sau ngày 1/1/1993 không vượt quá mức 0.06% trọng lượng của bao bì.

2. Sau ngày 1/1/1994 không vượt quá mức 0.025%.

3. Sau ngày 1/1/1995 không vượt quá mức 0.01%.

(Richard sulivan, President AFI, USA)

Trước yêu cầu mới này thùng thiếc có sử dụng thiếc hàn pha chì để đựng nhân điều không còn phù hợp, cần phải sử dụng bao bì làm bằng loại vật liệu khác – Ở Ấn Độ họ đã nghiên cứu sử dụng loại túi đựng nhân điều làm bằng giấy nhôm dày > 0.2mm gồm có 3 lớp; lớp ngoài cùng là giấy dùng để in nhãn mác, lớp giữa là lá nhôm mỏng và lớp trong cùng là nhựa polyetylen để dán kín lại khi ép nóng miệng túi. Loại túi này giữ được khí CO2 không bị thoát ra ngoài và sản phẩm giữ được an toàn trong 6 tháng. Mỗi túi sau khi đóng sản phẩm được đặt vào 1 thùng carton và 2 thùng carton được đặt vào 1 thùng gỗ nan thưa để ngăn ngừa va chạm cơ học làm bể vỡ nhân. Ngoài ra họ cũng đã nghiên cứu chế tạo thùng nhựa để đóng gói nhãn điều theo kiểu thùng thiếc truyền thống.

Hãng Oltremare (Ý) cũng đã giới thiệu và cung cấp cho các nhà chế biến điều túi đựng nhân điều làm bằng chất dẻo có cấu tạo 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp nhựa polyamid dày 50 micron, lớp giữa là lớp nhựa polyurethane dày 3 micron, và lớp trong cùng là lớp nhựa polyetylen với 5% E.V.A. dày 150 micron, bề dày tổng cộng của 3 lớp là 0.203mm. Túi có kích thước là 535 x 919 mm đóng gói được một trọng lượng tịnh nhân điều là 50 pounds. Khi đóng gói phải đảm bảo:

– Túi được hút chân không để có độ chân không là 20% (áp suất 20 Mbar).

– Sau đó nạp vào túi một hỗn hợp khí trơ gồm có khí CO2 20 – 30% và khí N2 70 – 80%.

+ Khí CO2 sẽ phát huy tác dụng chống khuẩn và côn trùng phá hoại ngay trong 48 giờ đầu tiên sau khi đóng gói rồi bị hấp thụ phần lớn bởi nhân.

+ Khí N2 không bị hấp thụ, khi trơ này có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hóa và các phản ứng hóa học khác đồng thời duy trì được áp suất bên trong túi chống lại được tác dụng của áp suất bên ngoài giữ cho nhân điều không bị đóng cục khi dùng bao bì làm bằng chất dẻo.

– Sau cùng dán miệng túi lại.

Mỗi túi đóng xong được đặt vào 1 thùng carton có kích thước 630 x 325 x 190 mm. Một container loại 20′ xếp được ít nhất là 700 thùng carton.

Nguồn: Phương pháp đóng gói sản phẩm nhân điều

Xem thêm: Cách chế biến rượu điều Fenni

Tiêu Chuẩn Về Hạt Điều Thô Nguyên Liệu

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Hạt Điều Nguyên Liệu

Các Đặc Trưng Chính Của Cardanol Thu Được Và Ứng Dụng CNSL

QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Một Số Bảng Tiêu Chuẩn Dành Cho Nhân Điều Sống

Trái Điều – Thành Phần Dinh Dưỡng Của Trái Điều

Quá trình phát triển của công nghệ hạt điều – Sản xuất bán thủ công Kẹo và mứt quả điều

Hạt điều Bình Phước – Đặc điểm

Cách thức đóng gói sản phẩm nhân điều

Trái điều đóng hộp Các ứng dụng của lá điều Hạt điều rang muối giá bao nhiêu? Giá hạt điều rang muối Pagacas Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 1

Hạt điều Bình Phước – Sản lượng và diện tích

Dịch ép trái điều cô đặc

Chuyên mục
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan tính chất và công dụng

Tính chất và công dụng của dầu vỏ hạt điều CNSL

CNSL là một chất lỏng nhớt màu nâu thẫmcó tính độc hại làm phồng rộp, viêm da người khi tiếp xúc với nó. CNSL không khô trong không khí ngay cả khi để trong một thời gian dài (tới 2 năm) vẫn không có biểu hiện khô nào (chỉ số iod của dầu không có sự thay đổi nào). CNSL có thành phần chủ yếu là cardanol, cardol, 2-metyl cardol nên không thuộc nhóm các glycerid như dầu lanh, dầu chuẩn.

Chỉ số iod của CNSL cao hơn so với các dầu thực vật khác và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khi thu hoạch cũng như môi trường phát triển của cây điều. Sự có mặt của cardol trong thành phần dầu vỏ hạt điều tạo ra tính độc của nó. Cardol có cấu trúc hóa học rất giống với laccol có trong sơn.

Cách khử tính độc của CNSL bằng axit sulfuric đậm đặc: Đầu tiên, thêm một lượng axit H2SO4 (d = 1.8) với liều lượng khoảng 2.5% trọng lượng của dầu vỏ rồi vừa khuấy trộn vừa đun nóng lên tới nhiệt độ 150 độ C, trong thời gian này các hợp chất tự nhiên có chứa sulfua và Nitơ trong dầu sẽ bị phân hủy. Ngoài ra, còn có thể thực hiện theo cách khác: Đầu tiên trộn dung dịch gồm dầu vỏ điều, nước (5%) và H2SO4 đậm đặc (2,5%), sau đó gia nhiệt hỗn hợp dung dịch trên cho tới 195 độ C nhằm loại bỏ hết khí sulfua. Giữ nguyên nhiệt độ này tới khi dầu hạt đạt độ nhớt theo yêu cầu.

Màu sẫm hay tối của dầu vỏ điều được tạo ra bởi hai thành phần là Cardol; 2-metyl cardol. Màu nâu tối của CNSL làm hạn chế ứng dụng của CNSL trong các lĩnh vực như phủ bề mặt hay các lĩnh vực yêu cầu không màu hoặc màu nhạt. Để khắc phục sự hạn chế này, người ta chỉ sử dụng thành phần chính của dầu vỏ điều là cardanol.

Có hai cách để tách riêng cardanol:

– Chưng cất dùng hơi nước kéo ra được tiến hành ở nhiệt độ 270 độ C phần chưng cất ra là một hỗn hợp có nước, để lắng tách làm 2 lớp lấy lớp dầu đem chưng cất lại dưới điều kiện chân không 10 mmHg và nhiệt độ chưng cất là 225 độ C.

– Chưng cất CNSL dưới điều kiện áp suất chân không: tiến hành chưng cất ở nhiệt độ 273 – 371 độ C tương ứng với độ chân không là 50 mmHg, ở độ chân không là 10 mmHg nhiệt độ chưng cất là 232 độ C.

Hiệu suất thu được cardanol đạt khoảng 65 – 70% so với dầu đem chưng cất. Cả hai phần cất ra (cardanol) và phần còn lại (30-35%) tùy theo màu sắc của sản phảm đều được sử dụng vào các lĩnh vực công nghiệp phù hợp.

Chất lượng của CNSL đem chưng cất sẽ quyết định tỷ lệ thu hồi sản phẩm khác nhau. Với CNSL chao (ở nhiệt độ cao 190 – 200 độ C) hiệu suất thu dược cardanol chỉ đạt 40 – 50%.

Nguồn: https://pagacas.com/tu-dien-hat-dieu/dau-vo-hat-dieu.html

Xem thêm:

Dầu vỏ hạt điều là gì? Thành phần cấu tạo và chất lượng của dầu vỏ điều

Những Quy Cách Của Dầu Vỏ Điều

Các Đặc Trưng Chính Của Cardanol Thu Được Và Ứng Dụng CNSL

Xem thêm: Sản lượng nhập khẩu hạt điều nguyên liệu của Việt Nam

Các quốc gia cung cấp hạt điều thô cho Việt Nam

Thị trường xuất khẩu của hạt điều Việt Nam

Những lưu ý khi sử dụng hạt điều Hạt điều Việt Nam được đánh giá có mùi vị ngon nhất thế giới Diện tích và sản lượng của hạt điều Việt Nam Quy trình sản xuất tại Pagacas – sản xuất hạt điều nhân trắng (hạt điều tươi)

Tính chất và công dụng của dầu vỏ hạt điều CNSL

Thị trường nội địa của hạt điều Việt Nam

Hạt điều Bình Phước – Vinh danh Hạt điều vị tự nhiên Pagacas

Những Quy Cách Của Dầu Vỏ Điều

Phương Pháp Khử Vị Chát Của Trái Điều. Công Dụng Của Trái Điều

Quá Trình Phát Triển Của Công Nghệ Hạt Điều – Sản Phẩm Của Ngành Điều

Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Của Hạt Điều

Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Điều Thô Nguyên Liệu