Chuyên mục
Chế biến và bảo quản hạt điều

Bảo quản hạt điều sau khi chế biến

Hạt điều thô nguyên vỏ

Sau khi thu hoạch, hạt điều thô tươi cần được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời ngay lập tức, quá trình phơi phải liên tục và đảo thường xuyên để tạo sự đồng đều cho các hạt, đến khi độ ẩm của hạt (trong lớp vỏ cứng) còn từ 8 đến 10%  thì mới đạt yêu cầu. Nhân điều cũng như hạt điều thô đều phải được bảo quản trong điều kiện môi trường kho khô ráo (độ ẩm tương đối dưới 65%),  nhiệt độ mát (dưới 10 độ C), độ thông thoáng tốt và ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Nhân hạt điều

Độ ẩm nhân hạt điều phải được duy trì ở mức 5% hoặc thấp hơn, tuyệt đối tránh xa ác nguồn gây mùi mạnh. Điều kiện bảo quản phải đảm bảo tốt để bảo vệ sản phẩm khỏi côn trùng và sâu bọ gây hại. Trong trường hợp lưu trữ bảo quản cùng kho với hạt điều hữu cơ (hạt điều thô) và nhân điều, thì cần áp dụng các phương pháp sau:

– Đào tạo và hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho lao động chịu trách nhiệm.

– In ấn và dãn nhãn các chỉ dẫn cùng kí hiệu rõ ràng trên các vận dụng trong kho lưu trự (xilo, pa lét, bể chứa,…).

– Phân biệt các chỉ dẫn bằng màu sắc khác nhau.

– Theo dõi bằng sổ nhật ký cho từng hàng hóa riêng biệt (nhập / xuất, thô / nhân hạt).

Nghiêm cấm sử dụng các biện pháp lưu trữ bằng hóa chất (như khí methyl bromide). Luôn luôn tránh lưu trữ sản phẩm hữu cơ và sản phẩm thông thường cũng một kho. Thực tế chứng minh rằng không nên sử dụng methyl bromide để phun khử trùng hạt điều, vì nó sẽ gây ra phản ứng hóa học trong hạt làm sinh ra hương vị giống sữa bò bị lên men do để lâu và có mùi chua gây khó chịu. Lưu ý nên nghiêm cấm sử dụng chất hóa học để khử trùng hạt điều thô và nhân điều trong mọi trường hợp.

Quản lý chất lượng toàn diện sản phẩm nhân điều

Chất lượng sản phẩm nhân điều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hạt điều thô đưa vào chế biến. Có thể nói 80% chất lượng nhân do chất lượng hạt điều thô quyết định. Ngoài yếu tố hạt điều thô, yếu tố con người cũng có tác động rất lớn tới chất lượng sản phẩm vì vậy để đảm bảo niềm tin cho khách hàng tiêu thụ về chất lượng sản phẩm cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống “quản lý chất lượng toàn diện” (viết tắt là QLCLTD) trong quá trình sản xuất chế biến hạt điều. Nhà sản xuất cần lên chỉ tiêu cụ thể và thực hiện tốt quy định của hệt hống QLCLTD để đạt được hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh.

Nguồn: Chế biến và bảo quản hạt điều

Xem thêm:

Chế biến hạt điều là gì?

Quy trình chế biến hạt điều

Xem thêm: Chăm sóc cây điều: Tỉa cành – tạo tán và tỉa thưa

Mách bạn kiến thức về hạt điều rang muối Bình Phước

Sâu hại điều – Sâu róm đỏ ăn lá (hay còn gọi tên là sâu bướm làm rụng lá)

Các loại rượu sản xuất từ trái điều Chế biến quả điều và Chế biến dầu vỏ hạt điều Hạt điều vị cà phê Pagacas – Túi zip 40g Trồng cây điều: đào hố, trồng cây và trồng xen

Bảo quản hạt điều sau khi chế biến

Hạt điều vị nguyên Pagacas – Hủ nắp nhôm 340g

Hạt điều vị cà phê Pagacas – Hủ nắp nhôm 340g Quả điều và hạt điều – Miêu tả và đặc điểm thực vật học

Các Sản Phẩm Ăn Liền Từ Hạt Điều

Nguy Cơ (Tác Hại) Cần Lưu Ý Của Hạt Điều – Phần 1

Yêu Cầu Về Chất Lượng Hạt Điều – Đảm Bảo Chất Lượng

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Những Dung Sai Đối Với Những Khuyết Tật Và Hư Hỏng Của Nhân Điều

Mọi Người Yêu Thích Hạt Điều Rang Muối Bình Phước Vì Điều Này

Chuyên mục
Uncategorized

Những điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thỏa mãn điều kiện về sinh thái của cây điều

1. Nhiệt độ Các vùng duyên hải Nam trung bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long đều có nhiệt độ rất phù hợp với cây điều. Tuy nhiên ở Tây nguyên không nên trồng điều ở độ cao trên 600m vì ở đó có nhiệt độ thấp.

2. Lượng mua

Toàn lãnh thổ Việt Nam lượng mưa/năm đều thích hợp với cây điều, song nếu xét về yêu cầu phân chia thành 2 mùa mưa, khô rõ rệt và mùa khô đủ dài và trùng hợp với mùa ra hoa kết quả của cây điều thì ở miền nam thuận lơi hơn so với miền bắc. Độ ẩm tương đối của không khí tính trung bình năm và trong mùa khô ở miền nam cũng thấp hơn so với miền bắc, sẽ thuận lợi cho cây điều ra hoa kết quả.

3. Ánh sáng

Chỉ ở các tỉnh phía nam mới có đủ số giờ nắng theo đòi hỏi của cây điều là 2000 giờ/năm.

4. Đất trồng điều

Ở miền nam Việt Nam những loại đất có thể quy hoạch cho việc trồng điều và không lo ngại cạnh tranh với các loại cây kinh tế khác còn rất nhiều và đều nằm vào vùng sinh thái của cây điều (nhất là khu vực Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam trung bộ) như đất cát đỏ ở ven biển Bình Thuận, đất cát trằng bờ biển duyên hải Nam trung bộ, đất xám phù sa cổ (loại đất chính chiếm một diện tích lớn ở vùng Đông Nam bộ), đất bazan (có 3 dạng chính là đất đỏ bazan, đất bazan thoái hóa và đất bazan lẫn đá bọt, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây nguyên). Những loại đất này phần lớn là đất trồng đồi núi trọc cần phải phủ xanh nên rất thuận lợi cho các kế hoạch mở rộng diện tích trồng điều.

Bảng – Hướng dẫn chọn vùng đất để trồng điều (Mahopatra & Bhujan, 1974. “Land selection for Cashew plantation – A survey report”)

  Rất tốt (loại 1) Tốt (loại 2) Khá (loại 3) Kém (loại 4) Không phù hợp (loại 5)
1. Những đặc trưng của đất 
1.1. Độ sâu của đất > 1.5m 0.9 – 1.0m 0.45 – 0.9m 0.23 – 0.45m < 0.23m
1.2. Cấu trúc Đất thịt Đất pha cát Đất pha sét Đất pha sét có sỏi Sét có sỏi
  Đất pha cát Đất phù sa Đất pha set bùn Đất bùn có sỏi Đất sét pha cát
    Đất cát ven biển  Đất pha sét cát Đất cát có sỏi Đất sét pha bùn
      Đất có sạn sỏi   Đất sét
1.3. Độ pH Độ axit rất nhẹ tới trung bình 6.3 tới 7.3 Độ axit nhẹ 6 tới 6.3 Độ axit trung bình  5.6 tới 5.9 Độ axit mạnh 5.1 tới 5.5 hoặc độ kiềm nhẹ 7.4 tới 7.8 Độ axit rất mạnh < 5 hoặc kiềm > 7.8
2. Những  đặc điểm của đất
2.1. Dốc  < 3% 3 – 5% 5 – 15% 15 – 25% > 25%
2.2. Mực nước ngầm 2 – 5m 1.5 – 2m 8 – 10m 10 – 13m > 13m
2.3. Tình trạng xói mòn Không tới nhẹ (e0) Vành đai duyên hải nhẹ (e1) Trung bình (e2) Dữ dội (e3) Cực kỳ dữ dội (e4)
2.4. Thoát nước Tốt Tốt có phần nào thoát quá nhanh Thoát nước trung bình Quá nhanh và thoát không hết Kém
3. Khí hậu và các yếu tố về môi trường
3.1. Độ cao so với mặt biển < 20m 20 – 120m 120 – 450m 450 – 750m > 750m
3.2. Lượng mưa 1500 – 2500mm 1300 – 1500mm 1100 – 1300mm 900 – 1100mm >2500mm
3.3. Độ gần biển < 50 dặm 50 – 100 dặm 100 – 150 dặm 150 – 200 dặm > 200 dặm
3.4. Độ ẩm 70 – 80% 65 – 70% 60 -65% 50 – 60% < 50% hoặc > 80%
3.5. Nhiệt độ          
3.5.1. Cực đại trong mùa hè 32.22 – 37.77 độ C 37.77 – 39.44 độ C 39.44 – 41.11 độ C 41.11 – 43.33 độ C > 43.33 độ C
3.5.2. Cực tiểu trong mùa đông 15.55 độ C 13.88 – 15.55 độ C  11.66 – 13.33 độ C 8.88 – 13.33 độ C < 8.88 độ C
4. Sương giá Không có (1 lần trong vòng 20 năm) Không có (1 lần trong vòng 15 năm) Rất hiếm (1 lần trong vòng 10 năm) Thỉnh thoảng (1 lần trong vòng 5 năm) Rất thường xuyên (hàng năm)

Nguồn: https://pagacas.com/yeu-cau-dieu-kien-khi-hau-dat-va-dinh-duong-cua-cay-dieu-blo86

Xem thêm: Yêu Cầu Điều Kiện Khí Hậu Và Dinh Dưỡng Của Cây Điều

Xem thêm: Sâu hại điều – Câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.)

Hộp Quà Tình Thân Pagacas – Combo Quà Tặng

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Định Nghĩa Và Quy Định Về Kích Cỡ

Lá Điều, Rễ, Vỏ Thân Cây Và Nhựa Thân Cây Điều

Loại Hàng Và Thông Số Kỹ Thuật Của Hạt Điều

Vỏ Điều, Dầu Vỏ Điều Và Than Vỏ Điều

Bệnh hại điều – Thối cổ rễ và váng hồng Quy trình sản xuất hạt điều nhân trắng

Sâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn

Những điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thỏa mãn điều kiện về sinh thái của cây điều

Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính – Ghép cành Bệnh hại điều – Thối cụm hoa và thán thư Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 2016 đến nay

Làm sạch và ẩm hóa trong chế biến hạt điều

Hạt điều tươi nguyên hạt Pagacas – Hút chân không 500g

Chuyên mục
Chăm sóc cây điều

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen

Làm cỏ

Việc trừ cỏ ở vườn điều mới trồng trong những năm đầu tiên là rất quan trọng vì nếu để cho cỏ phát triển, cỏ sẽ cạnh tranh các chất dinh dưỡng và độ ẩm của đất với điều, có thể dảy cỏ bằng tay hoặc bằng máy, đôi khi cũng phải sử dụng tới hóa chất diệt cỏ trong trường hợp gặp nhiều loại cỏ có rễ bò rất khó nhổ bật rễ song phải hết sức thận trọng.

Nếu dảy cỏ bằng tay thường cuốc sạch cỏ chung quanh mỗi gốc cây một diện tích có đường kính là 1.5 – 2cm còn nếu dảy cỏ bằng máy thì phải dảy sạch toàn bộ dãy đất đã trồng cây có bề rộng khoảng 2m. Việc dảy cỏ thực hiện ít nhất trong 2 – 3 năm đầu tiên (nếu không có trồng xen điều với loại cây nào khác) cho tới khi cây điều có tán lá phát triển đầy đủ mới ngừng. Thường làm cỏ 2 lần trong 1 năm, lần đầu vào đầu mùa mưa trước khi các trận mưa lớn bắt đầu và lần sau vào cuối mùa mưa (tháng 11 – 12) để tạo thuận lợi cho việc thu nhặt hạt trong mùa thu hoạch.

Tủ gốc

Dùng chính những lá cây rơi và cỏ khô để tủ gốc sẽ ngăn chặn sự rửa trôi các chất dinh dưỡng và giữ được độ ẩm của đất, cùng lúc hạn chế được cỏ dại và sự bốc hơi trên bề mặt và điều hòa được nhiệt độ trong khu vực trồng điều.

Tưới tiêu

Trong vùng có mùa khô kéo dài, mực thủy cấp quá thấp cần phải cung cấp thêm nước cho cây bằng cách tưới mỗi tuần một lần, số lượng nước tưới trung bình là 20, 50, 100 và 200 lít cho mỗi cây lần lượt trong năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Nói chung tùy theo độ ẩm của đất để quyết định có nên tưới thường xuyên hay không. Cây điều không chịu được ngập úng nên chú ý tiêu nước kịp thời ở những chỗ đọng nước sau mỗi trận mưa lớn.

Trồng xen

Không nên để đất trong vườn điều trống, không có cây gì mọc và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm cho đất bị bốc hơi ẩm và bị rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất do nắng, mưa. Vì vậy phải trồng xen các loại cây hoa màu ngắn ngày thuộc họ đậu như đậu phộng, đậu đũa, đậu xanh,…vừa để bảo vệ đất và tăng thu nhập trong những năm đầu vườn mới trồng điều. Nếu không trồng các loại hoa màu ngắn ngày có thể trồng cây đậu ma (Centrosema pubescens) và cây đậu lông (Calopogonium mucunoides) vừa có tác dụng che phủ đất trống vừa có tác dụng cải tạo đất làm tăng các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ cho đất bằng cách gieo hạt của chúng vào đầu mùa mưa với lượng 7 – 8 kg hạt/1 ha.

Ngoài ra cũng có mô hình trồng hỗn hợp điều – dừa – phi lao hay trồng điều cùng với phi lao, khoảng cách trồng phi lao 1 x 1m hoặc 1.5 x 1.5m (Andhra Pradesh và Orissa, Ấn Độ). Ở Goa người ta thấy trồng xen bạch đàn (Eucalyptus) và tếch (Teak) với điều trong những năm đầu tiên đã thành công.

Nhìn chung việc trồng xen chỉ cần thiết trong những năm đầu mới trồng điều, phải chấm dứt việc trồng xen trước khi điều đã ra hoa kết quả, khi tán cây điều đã che phủ khu vực trồng.

Nguồn: https://pagacas.com/cham-soc-cay-dieu-lam-co-tia-canh-tao-tan-tuoi-tieu-nuoc-bon-phan-cai-tao-vuon-gia-coi-blo89

Xem thêm:

Chăm sóc cây điều: Tỉa cành – tạo tán và tỉa thưa

Chăm Sóc Cây Điều: Bón Phân

Chăm sóc cây điều: Cải tạo vườn điều già cỗi

Xem thêm: Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang hạt điều trong dầu vỏ điều (chao dầu)

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Những phần chính yếu của ISO 6477-1988

Hạt điều Pagacas – Quá trình phát triển và Nguyên liệu Phương án khắc phục và giải quyết khó khăn của ngành điều Việt Nam giai đoạn những năm 2000 Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang trực tiếp đơn giản Ứng dụng của nhân điều

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen

Sàng cỡ (Phân cỡ) hạt điều là gì?

Trồng cây điều: Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng) Nội dung của hệ thống QLCLTD trong sản xuất hạt điều

Thu Hoạch Và Sơ Chế Hạt Điều

Công Dụng Của Quả Điều

Bóc Vỏ Lụa Trong Chế Biến Hạt Điều – Bóc Vỏ Lụa Cơ Giới (Bóc Vỏ Lụa Bằng Máy)

Xirô Trái Điều

Yêu Cầu Điều Kiện Khí Hậu Và Dinh Dưỡng Của Cây Điều

Chuyên mục
Miêu tả và đặc điểm thực vật học cây điều

Hình thái học của hoa điều – Sự thụ phấn và đậu quả của cây điều

– Bao hoa điều có 5 cánh tương tự nhau hoàn toàn. – Đài hoa gồm các lá đài dài từ 3 đến 4 mm, có màu xanh lá mạ sáng ở mặt ngoài, màu xanh lá cây vàng ở mặt trong và có lông tơ dầy. – Tràng hoa có các lá tràng hình mũi mác phủ đầy lông tơ ở cả 2 mặt dài 1 đến 1,5 cm, rộng từ 0,1 đến 0,15 cm, có màu trắng hơi ngả vàng cùng với các sọc xếp thành hàng theo dải màu từ màu hồng tới tím. – Các bao phấn hình cầu màu đỏ và nứt dọc trong khi các nhị đực thì thẳng đứng. Số nhị đực từ 8 đến 11 xếp thành 2 vòng và phân làm 2 loại theo chiều dài (Ascenso Crespo J.1972):

+ Nhị lớn có từ 1 đến 2 nhị, hoa đực có chiều dài trung bình là 6 mm và 8 mm ở hoa lưỡng tính.

+ Nhị nhỏ có từ 7 đến 10 nhị, hoa đực có chiều dài trung bình là 3 mm và 5 mm ở hoa lưỡng tính.

Còn chưa rõ vì sao ở mỗi loại hoa chỉ có 1 nhị lớn hữu thụ còn tất cả đều là nhị bất thụ (nhị giả)

– Nhụy gồm bầu đơn 1 ô, vòi nhụy có chiều dài khoảng 1 cm, tận cùng là núm nhụy.

Ở hoa đực, nhụy thui lép đi, còn ở hoa lưỡng tính phát triển mập hơn. Nhị lớn thường ngắn hơn vòi nhụy, rất hiếm có trường hợp bằng hoặc dài hơn – khi đó sự thụ phấn sẽ dễ dàng và khả năng thụ phấn sẽ cao hơn.

Sự thụ phấn và đậu quả

Hoa điều nở dần dần, trung bình trong chùm hoa có 5 – 6 hoa nở trong 1 ngày. Sự nở hoa có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ của môi trường. Vào những giờ nóng nhất trong ngày, hoa nở nhanh hơn và có cơ may tự thụ phấn cao hơn. Hoa điều rất nhạy cảm với mưa lớn, ở thời kỳ nở hoa nếu gặp những cơn mưa rào thì sự nở hoa và thụ phấn xem như thất bại. Nhìn chung, hoa điều nở từ sáng sớm tới trưa thì bắt đầu héo dần. Ở Ấn Độ, hoa nở từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều, cao điểm từ 9 giờ đến 11 giờ, hoa đực nở sớm hơn hoa lưỡng tính (Ras và Hassan 1957, Damodaran và cộng sự 1966). Ở Tanzania hoa nở từ 6 giờ sáng tới 6 giờ chiều, cao điểm vào lúc 11 giờ 30 tới 12 giờ 30 (Northwood, 1966).

Trước khi hoa nở 24 giờ núm nhụy đã ở trạng thái tiếp nhận được phấn hoa và tiếp tục như vậy thêm 48 giờ nữa sau khi hoa nở. Hạt phấn có sức sống kéo dài trong khoảng thời gian 48 giờ. Hạt phấn có cấu tạo nốt sần ở mặt ngoài nên dễ dàng bám chắc vào các lỗ hổng trong bao phấn, giúp hạt phấn không thể bị gió thổi bật ra được. Vào giai đoạn hoa nở, hoa điều tỏa ra mùi thơm hấp dẫn các loại côn trùng như ruồi, ong, kiến,… Thông qua sự hỗ trợ của các loài côn trùng và gió, việc thụ phấn ở cây điều đã gián tiếp được thực hiện (Smith, 1958). Tuy nhiên theo Rao (1974) việc thụ phấn tự nhiên là chưa đủ, qua thụ phấn bằng tay, đã thu được kết quả là 55% đầu quả. Còn Kumaran và cộng sự (1976) nhờ thụ phấn chéo đã thu được tới 61.3% đậu quả. Ngay sau khi đã được thụ phấn hoa điều có những biến đổi: noãn biến đổi thành hạt (nhân), bầu chuyển thành vỏ bao bọc chung quanh để bảo vệ hạt. Hạt điều vốn được hình thành từ nhân và vỏ quả thật. Cuống và đế bông phồng lên phát triển thành quả giả quen gọi là trái điều. Theo Rao và cộng sự (1962) quá trình biến đổi này diễn biến theo thời gian như sau: hạt điều phát triển trước đạt tới kích thước cực đại trong 30 ngày, cứng lại trong 10 ngày tiếp theo và giảm bớt 10% kích thước lúc thu hoạch (hạt chín). Thommson (1969) cũng thấy rằng khi nhân (phôi) và vỏ hạt đạt tới kích thước cực đại thì hạt vẫn còn có màu xanh lá cây. Từ tuần thứ 5 trở đi khi hạt đã ngừng phát triển độ lớn thì cuống mới bắt đầu phồng lên và phát triển một cách nhanh chóng lớn vượt hạt, tạo thành trái điều và chín hoàn toàn trong khoảng 60 ngày.

Các giai đoạn hình thành và phát triển của hạt và trái điều được tóm tắt theo bảng sau:

Trái điều Thời gian Hạt điều
Lũy tiến
(ngày)
Khoảng
(ngày)
Sự thụ phấn 0 0 Sự thụ phấn
Sự hình thành và phát triển 5 5 Thấy được bằng mắt thường
Sự hình thành và phát triển 20 15 Hồng chuyển sang xanh lá cây (độ đặc mềm)
Sự hình thành và phát triển 35 15 Hạt phát triển hoàn toàn trong đế hoa
Sự hình thành và phát triển 40 5 Phát triển cực đại (độ đặc mềm)
Các kích thước hầu hết giống như hạt 45    
Phát triển cực đại 60 20 Phát triển cực đại (độ đặc cứng)
Chín hoàn toàn 65 5  

 

Như vậy kết quả của sự biến đổi là tạo thành quả thật (hạt) và quả giả (trái điều), nhìn vẻ ngoài người ta có cảm giác quả giả là quả của cây điều có hạt không nằm bên trong mà lộ hẳn ra ngoài nên có tên gọi là “đào lộn hột”. Từ đây để tránh nhằm lẫn thống nhất tên gọi “quả điều” gôm có trái điều và hạt điều.

Nghiên cứu sự đầu quả và rụng quả non ở cây điều cho thấy ở điều kiện tự nhiên mỗi chùm hoa chỉ có 7.97% tới 26.59% số hoa lưỡng tính đậu thành quả, số còn lại bị lụi đi tùy từng cây. Trong số quả đã đậu thì số rụng non chiếm 34.05% tới 84.5% phần lớn bị rụng ngay từ những giai đoạn đầu, cuối cùng số quả còn lại trên cây chỉ chiếm trung bình 37.83% (Nawale. R. N., Salvi M.J., Limage V.P., 1983). Sự rụng quả non ngay từ những thời kỳ đầu phát triển vì những lý do thuộc về sinh lý (Northwood, 1996) và cũng có nguyên nhân do côn trùng tấn công (Pillai, 1975).

Sự đậu quả cũng như sự trổ hoa rất bất thường, trên cùng một cây có cả hoa, quả (ở những giai đoạn phát triển khác nhau) ở bên nhau. Ngay khi đã chín hoàn toàn trái điều và hạt vẫn còn dính vào nhau rời khỏi cây  và rụng xuống đất. Nếu thời tiết khô hạt có thể lưu trên mặt đất 1 hoặc 2 ngày mà không có bất kỳ sự hư hại nào.

Nguồn: https://pagacas.com/mieu-ta-va-dac-diem-thuc-vat-hoc-cay-dieu-blo92

Xem thêm:

Miêu Tả Và Đặc Điểm Thực Vật Học Cây Điều – Thân, Rễ, Lá, Hoa

Quả điều và hạt điều – Miêu tả và đặc điểm thực vật học

Xem thêm: Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều – Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Trồng Cây Điều: Chọn Nơi Đặt Vườn Điều

Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 1988 – 2015

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Yêu Cầu Chung, Chất Lượng Và Phân Loại

Bệnh Hại Điều – Đốm Lá Và Móc Bồ Hóng

Xử Lý Hạt Điều Bằng Hơi Nước – Phương Pháp Hấp (Steam Roasting)

Phương pháp chế biến dịch ép trái điều đục (Cloudy juice) Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ dùng máy (chẻ máy)

Hình thái học của hoa điều – Sự thụ phấn và đậu quả của cây điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ cơ giới kết hợp thủ công (Chẻ tay) Sấy hạt điều – Lò sấy sử dụng công nghệ sấy tuần hoàn cưỡng bức Đặc trưng hóa lý của dịch trái điều. Phương pháp chế biến dịch ép trái điều trong Cách ăn hạt điều ngon nhất – Làm sữa, nấu xôi, chè hạt điều, làm nguyên liệu cho các món ăn khác

Những thách thức khi khai thác lợi ích của trái điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ thủ công